Nguyễn Đình Thanh
02 buổi
Short-term
Ở một thời điểm nhất định, bất kỳ Lãnh đạo Doanh nghiệp nào cũng sẽ đối mặt với những băn khoăn, lo lắng như: Liệu đang có những tình huống sẽ là nguy cơ làm ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh của Doanh nghiệp? Liệu hàng tồn kho thực tế có như sổ sách? Liệu các khoản tiền chi tiêu đều đúng đối tượng và hợp lý? Liệu các tài sản có bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp,…?
Chương trình QUẢN TRỊ RỦI RO và KIỂM SOÁT NỘI BỘ DOANH NGHIỆP sẽ giúp các Quý Vị cơ hội tiếp cận kinh nghiệm để giải quyết bài toán bảo vệ tài sản và nguồn lực của doanh nghiệp thông qua việc: nhận diện và đánh giá được các rủi ro của Doanh nghiệp; nắm được các nguyên tắc và thủ tục kiểm soát , các quy trình kiểm soát cần có; đánh giá tính phù hợp của hệ thống kiểm soát nội bộ hiện hành của doanh nghiệp, từ đó phát hiện các điểm mạnh, điểm yếu để phát huy và thay đổi tư duy quản lý, kiểm soát rủi ro dựa trên hệ thống kiểm soát nội bộdoanh nghiệp qua đó thúc đẩy sự hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.
ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ:
Thành viên Hội đồng Quản trị, Hội đồng Thành viên;
Thành viên Ban Giám đốc, Ban Lãnh đạo;
Giám đốc Tài chính, các Giám đốc chức năng;
Các Bộ phận phụ trách rủi ro;
Thành viên Ban Kiểm toán nội bộ, Ban kiểm soát nội bộ.
NỘI DUNG ĐÀO TẠO:
Phần 1: MÔ HÌNH QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI (MÔ HÌNH 3 TUYẾN) VÀNHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ RỦI RO
1. Mô hình 3 tuyến trong quản trị doanh nghiệp hiệu quả
2. Rủi ro là gì? Tại sao cần phải quản lý rủi ro?
3. Rủi ro – Ai chịu trách nhiệm
4.Thuật ngữ chuyên ngành quản lý rủi ro
Phần 2: QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO
1. Mục tiêu và lợi ích của hoạt động quản lý rủi ro đối với Doanh nghiệp
2. Quy trình quản lý rủi ro
Nhận diện rủi ro
Đánh giá rủi ro (xếp loại rủi ro, lựa chọn tiêu chí rủi ro, phân tich rủi ro, v.v)
Xếp loại ưu tiên rủi ro
Ứng phó rủi ro
Theo dõi và giám sát rủi ro
Phần 3: KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI VAI TRÒ QUẢN TRỊ RỦI RO
1. Phân loại kiểm soát nội bộ
2. Nguyên tắc cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ
3. Cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
4. Thủ tục kiểm soát
5. Môi trường kiểm soát
6. Đánh giá rủi ro
7. Hoạt động kiểm soát
8. Trao đổi và thông tin
9. Giám sát
10.Cấu trúc của bộ quy trình kiểm soát nội bộ
11. Gian lận trong doanh nghiệp
Tam giác gian lận
Ai thực hiện hành vi gian lận
Tác động của gian lận liên quan đến văn hóa doanh nghiệp
12. Cách thức xây dựng kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro về gian lận cho doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Kiểm soát phòng tránh gian lận
Kiểm soát phát hiện gian lận
Kiểm soát xử lý gian lận
Phần 4: TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
Học viên sẽ thực hành tình huống thực tế về xác định rủi ro đến từ các sự kiện có tác động đến doanh nghiệp từ đó đưa ra những biện pháp ứng phó theo mức độ nghiêm trọng tăng dần của tình huống xảy ra nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của rủi ro đến doanh nghiệp.